Sản xuất

Kinh nghiệm nhỏ khi cắt may quần jean

Jean là loại chất liệu khác biệt hơn so với các loại chất liệu khác, không chỉ về cách nhuộm vải, dệt vải, mà còn khác về quá trình cắt may để tạo ra các sản phẩm jean

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về các công đoạn trong quá trình cắt may quần jean

1.Lên mẫu và chuẩn bị

Đây có thể nói là bước quan trọng nhất trong việc cắt may quần jeans, công việc này đòi hỏi người thiết kế phải có nhiều năm kinh nghiệm và mỗi lần cần sản xuất mẫu mới, người thiết kế phải trải qua nhiều lần thử nghiệm để có thể cho ra được một mẫu ưng ý.

Việc lên mẫu chính là việc thiết kế từng bộ phận của mỗi quần jeans, đo đạc tính toán chính xác kích thước của mỗi phần để phục vụ cho việc cắt.

                           

Thử form quần

Sau khi hoàn thành bản thiết kế sơ bộ của từng phần, nhà thiết kế sẽ cắt vải và may để thử form quần và sẽ điều chỉnh kích thước các phần nếu cần thiết, mỗi lần điều chỉnh kích thước là mỗi lần nhà thiết kế phải may thử một chiếc quần. Sau khi công việc thử form hoàn tất, nhà sản xuất sẽ tiến hành thử vải

Thử vải

Đối với bất kỳ mẫu vải nào, các nhà sản xuất đều phải trải qua quá trình thử vải. Việc thử vải để xác định mức độ co rút của vải sau khi wash từ đó các nhà sản xuất tính toán để cắt vải để sao cho sau khi wash, chiếc quần co rút lại đúng kích thước mong muốn. Thông thường để thử vải, nhà thiết kế sẽ cắt một mẫu quần bằng tay, sau đó quần được may và wash để xác định các thông số.

Sau đó nhà sản xuất sẽ lên sơ đồ cắt vải để bộ phận cắt vải thực hiện.

2.Cắt vải

Trong quá trình may quần jeans, việc cắt vải có thể được coi là bước quan trọng thứ 2 chỉ sau phần thiết kế do trong ngành công nghiệp sản xuất quần jeans vải được cắt công nghiệp, mỗi lần khoảng 50-100 lớp do vậy chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu cắt vải có thể khiến toàn bộ lô quần phải bỏ đi mà không thể hoàn thiện được.

Để cắt vải người ta trải vải lên một mặt phẳng lớn, các lớp vải được xếp chồng lên nhau và phải phẳng tuyệt đối.

Dựa vào sơ đồ cắt, vải sẽ được cắt thành từng phần nhỏ tương ứng với mỗi phần của chiếc quần jeans. Phụ thuộc vào quy trình của từng nhà sản xuất, từng phần của chiếc quần sẽ được đánh số hoặc ký hiệu và được chuyển tới bộ phận may tương ứng.

3.May

Gần như tất cả các nhà sản xuất quần jeans đều thực hiện may quần jeans theo dây chuyền. Tại đây, các bộ phận của quần jeans sẽ được ráp lại với nhau tạo thành một chiếc quần hoàn chỉnh.

Các nhà sản xuất quần jeans có thể có các quy trình may khác nhau trong đó các bộ phận của quần jeans sẽ được may theo thứ tự nhất định. Dưới đây là một ví dụ về quy trình may.

Chuẩn bị các bộ phận

– May mắt xăng ( đai quần – đỉa quần )

Mắt xăng là phần khá dễ may ở quần jeans đặc biệt với sự giúp đỡ của máy may chuyên dụng

– May túi trước và túi đồng hồ

Túi trước và vải lót sẽ được may cùng nhau, túi đồng hồ cũng được may lên phần túi trước để chờ ráp vào quần

– May hoặc đánh dấu móc khuy và chỗ đóng nút

Nhiều nhà sản xuất chỉ đánh dấu chỗ may mắt khuy, sau khi quần được wash xong thì mới may mắt khuy để tránh việc mắt khuy bị ảnh hưởng trong quá trình wash.

Ráp thân trước

– May túi quần trước của quần jean vào thân quần. Thông thường các nhà sản xuất dùng máy 2 kim để tạo thành 2 đường chỉ song song. Nếu nhà sản xuất sử dụng máy 1 kim thì phải may 2 lần.

– May khóa quần : Khóa quần được may trực tiếp vào phần thân phía trước quần

– May đáy trước : Sau khi túi trước, khóa quần được hoàn thành thì việc cuối cùng của phần thân trước quần là may đáy quần

Ráp thân sau

Việc ráp thân sau của quần jeans đơn giản hơn so với việc may phần thân trước

– May đường ngang dưới cạp quần

– May túi sau

– May đũng sau

Hoàn thiện

Sau khi phần thân trước và phần thân sau hoàn thiện, công việc tiếp theo là ráp 2 phần lại với nhau và “đánh bọ”. Để giúp cho chiếc quần jeans bên hơn, các nhà sản xuất đánh bọ tại một số điểm nối của các phần như phần túi sau, khóa kéo hay mắt xăng quần. Ngoài việc giúp chiếc quần thêm chắc chắn, việc đánh bọ còn tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc quần jeans.

Nguồn : st

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí về may gia công, giặt wash jean của bạn !

Sản xuất và kinh doanh thời trang jean là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp như cắt, may, giặt (wash), đóng nhãn...

Những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá thế nào là hàng Việt Nam xuất khẩu

Nếu trước đây, người Việt Nam luôn chạy theo những mốt thời trang của các nước bạn. Thì trong một vài năm gần đây, người tiêu dùng đã nâng cao...

2 cách nhuộm cơ bản để lên màu quần jean

Quá trình để tạo ra một chiếc quần jean không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Nó phải trải qua nhiều công đoạn như dệt, nhuộm, đo đạc, cắt...

Đừng bao giờ nghĩ vải jean khúc, ký là kém chất lượng

Vải jean khúc, vải jean kí không còn là loại hàng xa lạ đối với những cơ sở sản xuất quần áo jean. Không giống như những loại vải jean...

Công đoạn chà giấy nhám tạo vết sờn trên quần jean

Như chúng ta đã biết giấy nhám được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau. Chúng là thành phần khá quan trọng và không thể thiếu để tạo nên...

Kỹ thuật in lụa trên vải jean là gì ?

Kỹ thuật in lụa trên vải jean là một kỹ thuật tương đối khó vì vải jean là loại vải sau khi được cắt may xong sẽ đem đi wash, wash...

Cách khắc phục hiện tượng bể vải khi may

Hình minh họa Tình trạng Nguyên nhân Giải pháp Máy may - Vận tốc máy quá nhanh. - Lỗ kim trên mặt nguyệt quá nhỏ. - Lỗ kim ở mặt...

4 điều cần biết trước khi mua vải jean tồn kho ( vải Stock )

Sau thời gian tư vấn hơn 2.000 khách hàng về việc chọn chất liệu vải Jean, thì có hơn 60% khách hàng hỏi chúng tôi “Liệu tôi có nên mua...

BẠN CÓ BIẾT : các loại sợi dùng để dệt vải jean

Một số các loại sợi dùng để dệt vải Jean:   - Sợi CM: Sợi 100% cotton chải kỹ, dùng cho dệt kim hoặc dệt thoi với chi số Ne từ...

Nhiệt độ sấy thích hợp trong quá trình wash jean

Nhiệt độ sấy là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình Wash Jean. Bởi nó quyết định đến độ co rút của vải Jean, nếu sấy...

Một vài điều cần biết khi tiến hành cắt vải

*  Yêu cầu kỹ thuật cắt  - Phải kiểm tra, sửa cho mẫu sơ đồ khớp với bàn vải và phiếu bàn cắt.  - Dùi trên những khoảng trống sơ...

Công đoạn lắp ráp quần jean cần lưu ý những chi tiết nào ?

Lắp ráp chi tiết là gì? -  Lắp ráp chi tiết là việc dùng kim, chỉ để kết nối các bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn chỉnh. -  Yêu...

7 bước cần tiến hành sau khi wash thành phẩm

1. Nhận hàng từ nhà máy wash Sau khi nhận quần thành phẩm từ nhà máy wash, ta tiến hành kiểm tra theo tỉ lệ 15% theo từng đợt hàng...

6 yếu tố ảnh hưởng đến hao hụt vải trong quá trình cắt vải

1/ Cấu tạo vải Mỗi loại vải đều khác nhau về chất liệu, cấu tạo và có tính chất riêng. Do vậy khả năng tiêu hao vải cũng phụ thuộc...

Cách tính độ co rút của vải như thế nào ?

Sản phẩm may mặc khi gia công thường biến động về thông số kỹ thuật ( độ co rút), đặc biệt sau khi wash, nhuộm…Vì việc bạn chọn chế độ...

10 yếu tố ảnh hưởng tới giá vải jean

1/ Giá sợi Giá sợi tăng thì giá vải tăng và ngược lại. Giá sợi phụ thuộc vào giá bông và nhu cầu của thị trường. Giá bông phụ thuộc...

8 lưu ý nhỏ khi trải vải và giúp giảm hao hụt thấp nhất

Trong quá trình sản xuất, có nhiều công đoạn ảnh hưởng đến việc tiết kiệm nguyên liệu như: hoạch toán bàn cắt, giác sơ đồ, trải vải, chất lượng nguyên...

Sơ đồ quy trình thực tế để sản xuất quần áo jean

Sơ đồ quy trình thực tế để sản xuất quần áo jean bao gồm tuần tự những bước sau đây. Tùy theo mẫu cụ thể của khách hàng, kỹ thuật wash...

Kinh nghiệm nhỏ khi cắt may quần jean

Jean là loại chất liệu khác biệt hơn so với các loại chất liệu khác, không chỉ về cách nhuộm vải, dệt vải, mà còn khác về quá trình cắt...

Những điều cần lưu ý khi mua vải Jean Stock giá rẻ

Anh Tuấn mới bước vào kinh doanh quần jean nữ nên chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất quần jean, tình hình kinh doanh giai đoạn đầu cực kỳ khó...

Phương pháp kiểm tra vải thành phẩm

Nếu khách hàng không có yêu cầu đặc biệt khác thì tất cả vải thành phẩm khi sản xuất ra và hàng thành phẩm gia công nhập vào công ty...

Quy trình sản xuất quần jean được thực hiện như thế nào?

Quần jean là trang phục được sử dụng rất rộng rãi, thích hợp cho mọi đối tượng, từ nam nữ, người lớn cho tới trẻ em. Quần jean tạo sự thoải mái cho...

10 Điều cần lưu ý khi làm Jean

1/ Kiểm tra thông số độ co rút ngang và độ co rút dọc của vải Jean trước khi lên rập cắt đồng loạt. Tốt nhất, mỗi đợt nhập hàng...

Mẹo phân biệt sợi Cotton và sợi Poli

1.Phương pháp trực quan Vải sợi bông (cotton): khi cầm thấy mềm, mịn, mát tay, sợi có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông tơ nhỏ....

Thông tin đặt hàng