Kỹ thuật in lụa trên vải jean là một kỹ thuật tương đối khó vì vải jean là loại vải sau khi được cắt may xong sẽ đem đi wash, wash để làm mềm vải (sở dĩ làm mềm vải vì trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất đã phủ một lớp keo vào các sợi dọc của vải làm vải jean cứng hơn bình thường), tạo các hiệu ứng rách, sờn, màu bạc, màu sắc tùy theo nhu cầu của nhà sản xuất quần áo cho từng mẫu thời trang khác nhau
Để hiểu rõ hơn kỹ thuật in lụa trên vải jean chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về quá trình wash của vải jean. Quá trình wash của vải jean thường có hai loại là wash hóa học và wash vật lý
– WASH HÓA HỌC
Phương pháp wash hóa học có lẽ là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, thông thường có 3 phương pháp như sau
A. Phương pháp wash bằng tẩy màu
Phương pháp wash bằng tẩy màu là phương pháp sử dụng những chất tẩy có tính ôxy hóa mạnh (vd KmnO4) và thời gian tẩy nhanh để wash quần áo jeans. Về mặt màu sắc vẫn căn bản dựa trên màu cơ bản của vải, hóa chất chị làm mất đi một phần nào đó màu vải để tạo một hiệu ứng màu sắc như mong mốn.
Phương pháp wash bằng tẩy màu tiến hành theo năm bước như sau:
Bước 1: Loại bỏ keo
Bước 2: Tẩy mầu
Bước 3: Trung hòa hóa chất
Bước 4: Xử lý làm sáng vải
Bước 5: Làm mềm vải
Tuy nhiên phương pháp wash bằng tẩy màu này cũng có những hạn chế nhất định như ô nhiễm môi trường, phải có những biện pháp khử clo trong quá trình wash, khó kiểm soát về mặt kỹ thuật như những vấn đề về máy, nhiệt độ nước, hàm lượng hóa chất. Phương pháp này cũng không cho kết quả giống nhau với từng sản phẩm
B. Phương pháp wash bằng enzyme
Phương pháp wash bằng enzyme là phương pháp sử dụng các enzyme (các loại vi khuẩn) để ăn cellulose trong vải, cơ bản vi khuẩn có thể thay thế cho cách sử dụng hóa chất. Để kiểm soát vi khuẩn người ta sử dụng nhiệt độ hoặc độ kiềm trong máy wash. Phương pháp này có ưu điểm an toàn với môi trường nhưng nhược điểm thường có năng suất thấp.
C. Phương pháp wash bằng axit
Ở phương pháp này quần áo jeans được trộn lẫn với đá bọt, đá bọt trước khi trộn đã được ngâm trong dung dịch tẩy (hypro clorit) hoặc thuốc tím (Kali pemanganat) để tẩy mầu những phần đá bọt tiếp xúc với vải jeans. Phương pháp này có ưu điểm tiết kiệm nước hơn so với phương pháp tẩy màu nhưng có nhược điểm là tạo ra sản phẩm có độ mài không đồng đều.
– WASH VẬT LÝ
Phương pháp wash vật lý chia làm hai phương pháp cơ bản:
A. Phương pháp wash đá
Ở phương pháp này người ta sử dụng đá bọt, đá bọt là một loại đá hình thành từ sự phun trào của núi lửa, nhẹ (thậm chí nhẹ hơn nước), xốp. Số lượng đá thường có thể bằng một nửa của mẻ quần áo jeans được cho vào trong máy và quay lẫn chúng với nhau. Nhờ tốc độ quay của máy, đá bọt sẽ mài và làm sờn bề mặt của quần áo jeans. Phương pháp này cũng có những điểm hạn chế như kiểu dáng được mài của quần áo trong một mẻ không thống nhất, tổn hại máy giặt do đá chà sát vào thành máy và khá nhiều quần áo có thể bị hỏng do mài mòn.
B. Phương pháp wash bằng cách phun cát
Với phương pháp này người ta sẽ dùng các loại súng bắn cát lên quần áo, khi đó quần áo được treo trên nhứng máy có thể xoay tự động, các phần muốn wash sẽ được đẩy ra bên ngoài. Phương pháp này không sử dụng nước, do đó không cần sấy khô quần áo, cũng không sử dụng bất cứ loại hóa chất nào. Không khí và những hạt cát được phun ra từ máy sẽ tạo lên những hiệu ứng sờn, rách hay mài. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là rất độc hại cho công nhân do phải hít phải cát có trong không khí lên một số quốc gia đã cấm sử dụng phương pháp này trong sản xuất sản phẩm quần áo jeans.
Sau khi tìm hiểu kỹ về quá trình wash của vải jeans ta nhận thấy kỹ thuật in lụa trên vải jean không hề đơn giản bởi quá trình wash quá phức tạp và ảnh hưởng rất lớn cả về tính chất hóa học và vật lý của sản phẩm, do đó về cơ bản ta có thể chia kỹ thuật này làm 2 dạng như sau.
* KỸ THUẬT IN LỤA TRÊN VẢI JEAN CHƯA THÀNH PHẦM HOẶC CHƯA WASH
Thông thường ở kỹ thuật này người ta áp dụng kỹ thuật in discharge, ở kỹ thuật in này thuốc nhuộm vải sẽ biến mất nhờ bột discharge, mầu sắc có thể được thể hiện thay thế những vùng bị bột discharge làm mất, sản phẩm sẽ có cảm giác giống như được nhuộm trên bề mặt sản phẩm, rất bền, cơ bản chịu được các tác động của quá trình wash của vải jean.
* KỸ THUẬT IN LỤA TRÊN VẢI JEAN ĐÃ THÀNH PHẨM
Với những sản phẩm vải jean đã hình thành việc in hình lên có thể áp dụng nguyên tắc in giống những sản phẩm bình thường, chỉ có điều khác biệt là ta sẽ dùng các loại mực chuyên dụng in trên vải jean và co thêm chất tăng bám nhằm tăng độ bám cho mực là được.
Như chúng ta đã biết giấy nhám được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau. Chúng là thành phần khá quan trọng và không thể thiếu để tạo nên...
Trong quá trình sản xuất, có nhiều công đoạn ảnh hưởng đến việc tiết kiệm nguyên liệu như: hoạch toán bàn cắt, giác sơ đồ, trải vải, chất lượng nguyên...