Quá trình để tạo ra một chiếc quần jean không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Nó phải trải qua nhiều công đoạn như dệt, nhuộm, đo đạc, cắt may,… mới có thể tạo nên thành phẩm. Trong đó, công đoạn nhuộm luôn là khâu quan trọng quyết định màu sắc của chiếc quần jeans.
Để tiến hành nhuộm vải quần jean ban đầu người ta sẽ hái và xử lý bông. Sau đó bông sẽ được đóng thành từng kiện, hút chân không, được làm sạch, gỡ rối và chải thành từng sợi rồi lại đóng thành từng miếng để đưa vào máy kéo thành sợi.
Các sợi cotton lại tiếp tục được đem một phần đi nhuộm xanh bằng chàm tổng hợp qua nhiều lần. Tiếp đó, người ta mang cả sợi trắng lẫn sợi vừa nhuộm đem dệt thành tấm vải denim bằng công nghệ dệt chéo. Với tông màu chủ đạo là màu xanh bằng thuốc nhuộm màu chàm.
Thuốc nhuộm màu chàm là một trong các loại thuốc nhuộm cổ nhất được sử dụng nhuộm màu trong công nghiệp dệt vải và in ấn. Một số quốc gia ở châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,… đã sử dụng thuốc nhuộm màu trong nhiều thế kỷ.
Thuốc nhuộm này cũng được các nền văn minh phương Tây biết tới như: Hy Lạp cổ đại, Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại,…Việc sử dụng thuốc nhuộm cho vải vóc, áo quần để tạo nên những màu sắc khác nhau đã trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay. Với hai cách nhuộm màu thường hay được dùng đó là nhuộm trực tiếp và nhuộm tương tác.
Nhuộm trực tiếp
Nhuộm trực tiếp là cách nhuộm không trải qua các công đoạn phức tạp. Với cách nhuộm này các phân tử của màu nhuộm sẽ ngấm sâu vào cotton và tạo thành màu cho vải. Nhuộm màu trực tiếp không cần các điều kiện như : nhiệt độ, áp suất. Cách nhuộm này dễ sửa chữa hoặc cải thiện và ít tốn thời gian, tốn ít chi phí. Nhưng nhược điểm đó là màu sắc không giữ được lâu trên vải trong thời gian dài.
Nhuộm trực tiếp không liên kết được với polyester, cho nên rất khó nhuộm trên vải cotton pha polyester. Để thực hiện phương cách này đối với loại vải cotton pha polyester thì phải kết hợp với các điều kiện: lượng thuốc nhuộm lớn, nhiệt độ cao, các chất xúc tác và chất giữ màu vải sodium chloride.
Cách nhuộm tương tác
Nhuộm tương tácgồm liên kết hóa học giữa phân tử nhuộm và vải cotton. Với phương pháp này, màu nhuộm sẽ không bị mất đi do các tác động vật lý thông thường. Đây là cách nhuộm trải qua một quá trình phức tạp. Trong đó đòi hỏi về các điều kiện nhiệt độ và mức nước đúng chuẩn.
Thường thì từ 40 đến 60 độ C trong 20 phút và sau đó giữ nhiệt độ ổn định ở 60 độ C trong 20 phút. Vì vậy thiết bị điều khiển nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong phương pháp nhuộm này. Tất cả các chất nhuộm tương tác đều hoạt động trong môi trường kiềm trung tính nên phải sử dụng các chất bazơ mạnh. Đồng thời người ta cũng sử dụng axit để trung hòa ảnh hưởng của các chất bazơ.
Nhuộm tương tác có khả năng chống lại tác động bên ngoài cao hơn. Vì vậy phương pháp này thường được sử dụng để nhuộm denim xám. Bởi vì denim xám không được nhuộm với chàm hay sunfur cũng như bất cứ chất nhuộm nào khác.
Cách nhuộm tương tác thướng trải qua các bước cơ bản sau: loại bỏ chất hồ keo, (nếu cần có thể trải qua bước giặt đá, giũ xà phòng, tẩy trắng, trung hòa tẩy trắng), nhuộm tương tác với chất kiềm trung tính, làm mềm vải.
Trên đây là hai cách nhuộm cơ bản cho vải denim để tạo nên những chiếc quần jean tốt như chúng ta được thấy.
Như chúng ta đã biết giấy nhám được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau. Chúng là thành phần khá quan trọng và không thể thiếu để tạo nên...
Trong quá trình sản xuất, có nhiều công đoạn ảnh hưởng đến việc tiết kiệm nguyên liệu như: hoạch toán bàn cắt, giác sơ đồ, trải vải, chất lượng nguyên...